Banner tin tức
Ý Nghĩa Hoa Sen Trong Phật Giáo
30/09/2019
6.326 lượt xem
Là một loài hoa mang tính biểu tượng gắn liền với Phật giáo, hoa sen mang trong mình nhiều ý nghĩa quan trọng, tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực thiêng liêng của Đức Phật. Vậy cụ thể thì ý nghĩa hoa sen trong phật giáo như thế nào? Nó có liên quan gì đến giáo lý nhà Phật? Cùng quà tặng cao cấp Gold Việt tìm hiểu về ý nghĩa của hoa sen trong Phật giáo tại bài viết dưới đây nhé!

Ý nghĩa của hoa sen trong Phật Giáo

Ý nghĩa của hoa sen trong Phật Giáo

Hoa sen từ trước đến nay đã được biết đến là một loài hoa có vị trí quan trọng trong văn hóa của nhiều nước khu vực châu Á trong đó có Việt Nam. Bên cạnh việc là biểu tượng đại diện cho nhiều sự kiện văn hóa quan trọng, hoa sen còn là loài hoa của Phật Giáo với nhiều ý nghĩa về sức mạnh, quyền lực và sự thiêng liêng.

Cụ thể, hoa sen là một trong tám biểu tượng của Phật giáo, truyền thuyết xưa kể lại rằng, khi Đức phật Thích Ca ra đời, ngài đi bảy bước thì có bảy hoa sen nở đỡ dưới bàn chân ngài, bên cạnh đó các chư Phật, Bồ tát cũng thường được miêu tả đứng hoặc ngồi trên đài sen vàng. Một trong những dòng kinh nổi tiếng là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng lấy hoa sen làm đề kinh. Điều này có thể cho thấy được hoa sen có một chỗ đứng quan trọng và không thể thay thế trong Phật Giáo.

>>> Tranh hoa sen dát vàng - Quà tặng phật giáo ý nghĩa

Vậy vì lý gì mà hoa sen được đề cao trong đạo Phật như thế? Nhắc đến điều này, đầu tiên ta phải kể đến đặc tính có một không hai và không thể tìm được ở loài hoa nào khác của hoa sen. Cụ thể, hoa sen là một loài hoa thân thảo, với củ sen được vùi dưới bùn đất, nảy mầm, mọc xuyên qua nước và nở hoa, ra lá ngay trên mặt hồ. Đây cũng là loài thực vật duy nhất trên thế giới tính đến hiện tại có hoa và quả (gương sen) tồn tại cùng lúc.

Ý nghĩa của hoa sen trong Phật Giáo-2

Đặc biệt, dù mọc ra từ bùn đất nhưng hoa sen lại mang vẻ đẹp tinh khiết không nhiễm bụi trần. Hoa sen không hề bị hút mật bởi các loài ong bướm mà có thể tồn tại riêng biệt từ lúc hoa nở cho đến khi hoa tàn.

Trong đạo Phật, hoa sen được coi là biểu tượng đại diện cho 8 đặc tính của người tu Phật: Không nhiễm - Trừng thanh - Kiên nhẫn - Viên dung - Thanh lương - Hành trực - Ngẫu không - Bồng thực với những đặc điểm như sau:

Ý nghĩa không nhiễm của hoa sen trong Phật Giáo

Hoa sen trong văn hóa từ xưa đến nay đã luôn là một loài hoa tượng trưng cho sự thanh khiết "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Dù mọc ra từ củ sen ngâm mình nhiều ngày trong bùn đất nhưng hoa sen vẫn vươn mình lên khỏi mặt nước rồi mới khoe sắc, nở hoa. Ở đây, bùn đại diện cho sự ô nhiễm, còn hoa là sự thanh tịnh, điều này nói lên ý nghĩa là các chư Phật, Bồ tát ra đời, dù các ngài vẫn sinh hoạt trong dòng đời nhưng không bao giờ bị cấu nhiễm, bị ảnh hưởng bởi trần thế.

Bên cạnh đó, hình ảnh hoa sen cũng là biểu tượng với ý nghĩa mỗi người trong chúng ta đều có Phật tính. Mà Phật tính vốn không nhiễm, chỉ là trong cuộc sống, do các nguyên nhân khác nhau mà ta tạo ra nhiều tội lỗi để từ đó bị mắc vào trần lao ô nhiễm mà thôi.

Trừng thanh - Ý nghĩa hoa sen trong đạo Phật

Trừng thanh có ý nghĩa là lọc, gạn, làm trong suốt. Hoa sen có một đặc tính đại diện cho tính trừng thanh trong đạo Phật, đó là những chỗ hoa sen mọc nước sẽ tự động được lọc trong. Điều này cũng nói lên ý nghĩa biểu trưng rằng nơi nào có chư Phật, Bồ tát ra đời thì nơi đó sẽ đem lại cho chúng sinh sự an ổn, trong sạch trong tâm linh.

Theo đó, Phật pháp cho rằng, nếu biết cách áp dụng trừng thanh vào trong cuộc sống thực tế hằng ngày thì tâm của chúng ta mới trong sạch, thanh lương được. Mà tâm trở nên trong sạch thì cũng sẽ giúp con người an lạc, hạnh phúc.

Kiên nhẫn

Ý nghĩa của hoa sen trong Phật Giáo-3

Như thông tin giới thiệu ở phần trên, hoa sen là loài thực vật thân thảo, nảy mầm từ củ sen nằm trong bùn đất, sau đó mọc dần lên đến trên mặt nước mới bắt đầu ra lá, nở hoa. Sự chờ đợi trong quá trình nảy mầm và phát triển này chính là tính kiên nhẫn, một trong những đức tính quan trọng của nhà Phật. Đức tính này cũng là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống.

Việc sở hữu được tính kiên nhẫn sẽ giúp người làm việc dễ dàng đạt được thành công, vươn tới đỉnh cao trong cuộc sống.

Viên dung

Viên dung có nghĩa vô tư vì đại cuộc. Vì người, vì toàn cuộc mà không vướng vào hình thức bề ngoài, không sa vào sự vụ, không lạc vào đạo lý tương sinh tương khắc, không chạy theo lợi ích cho một vài cá nhân mà suy sét tới lợi ích của tất cả. Do đó mà trí tuệ sáng suốt, quyết định công bằng, liên chính nhất, chí trung chí chính.

Hoa sen có những cánh hoa bao gọc gương sen tròn trịa, đại biểu cho tính viên giác mà mỗi người đều có. Đặc biệt từ lúc nở đến lúc tàn, hoa sen không hề bị các loại ong bướm đến hút mật hay làm hư hại, điều này nói nên tính viên dung vô ngại, không thể bị điều gì làm ô nhiễm được.

Ý nghĩa thanh lương của hoa sen trong Phật Giáo

Từ xưa đến nay chúng ta đều biết, mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, nở ra những bông hoa tươi sáng khoe sắc với đời bởi đây là mùa thời tiết đẹp và trong lành nhất trong năm. Thế nhưng hoa sen thì khác hẳn, sen nở vào mùa Hạ, là mùa nóng bức nhất trong một năm. Trong hoàn cảnh này, hoa sen nở ra với hương thơm trong mát như mang lại thứ nước cam lộ từ bi để tưới tắm làm mát dịu cho mọi người.

Trong Phật pháp, điều này nói lên ý nghĩa chư vị Bồ tát ra đời trong thời đại chúng sinh đầy phiến não, khó chịu và đầy dục vọng nhưng vẫn bền tâm nhấn nại để khắc phục vượt qua, đồng thời dùng chánh pháp để làm mát dịu tâm hồn của những người xung quanh.

Hành trực

Hành trực là chỉ sự ngay thẳng, không có loài hoa nào có thân hình ngay thẳng như hoa sen. Trong đạo Phật, điều này thể hiện cho bài học "Người tu hành cần phải sửa thân và tâm cho ngay thẳng", "trực tâm tức thị đạo tràng". Dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở bất cứ đâu mà tâm ta ngay thẳng thì dù đó là nơi chợ búa ồn ào ta cũng có thể biến nơi đó thành đạo tràng thanh tịnh.

Ngẫu không - Ý nghĩa của hoa sen trong Phật Giáo

Ngẫu không là một đặc tính trên thân hoa sen gắn liền với hai điều trong tứ vô lượng là "hỷ, xả". Hoa sen tuy thân ngay thẳng nhưng ruột thì trống rỗng thể hiện cho hai đức tính này. Thể hiện cho việc dù thấy nhiều, nghe nhiều nhưng không để ở trong lòng, vẫn an nhiên bước về phía trước.

Bồng thực

Một đặc điểm duy nhất chỉ có ở hoa sen đó là hoa và quả xuất hiện cùng lúc, đó là nhân quả đồng thời, điều này nói đến một triết lý sống, nhân quả đồng thời, như hình với bóng, gieo nhân nào thì gặp quả nấy.

Trên đây là các đặc điểm của hoa sen và 8 bài học, ý nghĩa của loài hoa này trong Phật giáo. Qua những tính này, Phật pháp muốn cho người ta thấy rằng, muốn cho đời sống được an ổn, tươi mát và thơm tho như hoa sen thì chúng ta nên nhớ đến 8 đức tính này. Thực hiện được 8 đức tính trên thì dù ta có ở đáy cùng của xã hội thì cũng có thể sống an nhiên, yên bình suốt cuộc đời.

Một số hình ảnh hoa sen trong Phật Giáo

Ở phần trên, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những ý nghĩa của hoa sen trong Phật giáo. Tại phần này, chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến bạn một số hình ảnh hoa sen trong Phật giáo, để ta có thể thấy được tầm quan trọng của loài hoa mang tính biểu tượng này:
 
Hoa sen dát vàng thường được sử dụng làm bảo tọa
Hoa sen dát vàng thường được sử dụng làm bảo tọa


Hoặc là pháp bảo của bồ tát
Hoặc là pháp bảo của bồ tát


Hoa sen đại diện cho sự thanh tịnh và nhiều tính tốt của Phật giáo
Hoa sen đại diện cho sự thanh tịnh và nhiều tính tốt của Phật giáo

 
Hình ảnh Phật tôt ngồi thiền trên đài sen
Hình ảnh Phật tôt ngồi thiền trên đài sen

Trên đây là một số hình ảnh về hoa sen trong Phật giáo, qua đây ta có thể thấy được tầm quan trọng của hoa sen trong đạo Phật, không chỉ được sử dụng làm bàn tọa cho các vị Đức Phật, Bồ tát nổi tiếng, hoa sen còn là pháp bảo của một trong những vị bồ tát lớn trong kinh Phật - Đại thế chí Bồ Tát.

Tranh hoa sen dát vàng dùng trong những sự kiện nào?

Qua 2 phần trên ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của hoa sen trong Phật giáo. Tuy nhiên tùy vào từng màu sắc khác nhau hoa sen lại có những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể, loài hoa sen được dùng nhiều nhất trong Phật pháp là hoa sen trắng và hoa sen vàng, trong đó bảo tọa của phật tổ hoặc các pháp bảo nhà Phật sẽ thường là hoa sen vàng bởi vàng là màu của ánh sáng, màu của phật pháp vô biên.

Tranh hoa sen mạ vàng Gold Việt
Tranh hoa sen mạ vàng Gold Việt

Và tranh hoa sen dát vàng chính là hình ảnh của loài hoa sen ấy. Tranh hoa sen dát vàng, một trong những biểu tượng lớn của Phật giáo nên rất thích hợp dùng để tặng người thân, khách hàng, đối tác như một lời chúc về sự yên bình, cho người nhận tranh luôn gặp được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Tranh hoa sen dát vàng có thể sử dụng làm quà tặng trong nhiều sự kiện
Tranh hoa sen dát vàng có thể sử dụng làm quà tặng trong nhiều sự kiện

Một số sự kiện có thể sử dụng tranh hoa sen dát vàng làm quà tặng như:
  • Các ngày lễ, tết trong năm
  • Các sự kiện lớn như việc lên chức, sinh nhật,...
  • Quà công tác cho khách hàng ở thời gian mở đầu, kết thúc dự án
  • Cho những ai có mỗi quan tâm đến đạo Phật
  • ...
Giật cô hồn là gì mà trẻ nhỏ lại thích thú trong tháng này vậy?
Lễ Vu Lan là gì ? Ý nghĩa Vu Lan báo hiếu ?
Hướng dẫn tổ chức tiệc tân gia sang trọng và ý nghĩa
Tuyển tập những bài thơ tình Thuyền và Biển thật hay, lãng mạn với nhiều tâm trạng & cảm xúc.
Truyền thuyết về nữ thần Rắn Medusa
Tuyển Tập Những Bài Thơ Hay Về Cố Nhân Xưa
Thuận buồm xuôi gió có nghĩa là gì ?
Mô hình Thuyền buồm phong thủy - Tài lộc may mắn bình an