Banner tin tức
Con trâu trong lễ hội - Đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
13/04/2020
14.128 lượt xem
Con trâu không chỉ gắn với công việc đồng áng mà đã đi vào cuộc sống văn hóa tinh thần của người Việt. Hình ảnh trâu xuất hiện trong cuộc sống, trong các đồ dùng hàng ngày, trong các công trình kiến trúc, trong tín ngưỡng của người Việt cổ và đặc biệt là trong các lễ hội đình đám. Nếu bạn hứng thú với biểu tượng con trâu vàng trong lễ hội, đừng bỏ qua bài viết dưới đây!

Con trâu trong lễ hội đình đám

Lễ hội xuân ngưu

Con trâu trong lễ hội - 1

Lễ hội xuân ngưu hay còn gọi là lễ tiến xuân ngưu là nghi lễ cung đình quan trọng ở Thăng Long từ thời nhà Lý và được duy trì đến thời Nguyễn.

Lễ tiến xuân ngưu được tổ chức vào ngày lập xuân hàng năm. Đây là lễ hội tiến con trâu bằng đất để tống khí lạnh của mùa đông và đón khi ấm áp của mùa xuân đang tới. Lễ tiến xuân ngưu có 2 phần: Lễ tống tiễn mùa đông và lễ lập xuân.
 
Xuân ngưu là vật tế của phần lễ tống tiễn mùa đông. Lý do chọn trâu đất là vì xét về Thiên nguyệt lệnh, tháng quý đông là tháng Sửu, sửu là trâu, đất thì ngăn nước, cho nên làm con trâu bằng đất để át khí lạnh (Theo Phan Huy Chú).

Màu sắc của trâu ứng với ngũ hành của ngày lập xuân ( hành Kim thì màu trắng, hành Mộc thì màu xanh, hành Thủy thì màu đen v.v…). Ngoài ra, còn phải nặn thêm 1.300 con trâu bé, cao một thước ta (khoảng 40cm) (Xem thêm: trâu vàng mini). Tất cả được để ở Nha Môn ngưu gần cửa Đông thành Thăng Long. Tới ngày Lập xuân thì đem ra tế lễ.
 
Vật tế của lễ lập xuân là mục đồng được đắp bằng đất - hình tượng thần Câu Mang (tức là thần chủ về mùa màng).
 
Nghi lễ: vào tối trước ngày lập xuân, vị quan đứng đầu thường quan cục rước tượng trâu và Mang thần đến đàn tế ở Ô Quan Chưởng, 1300 trâu bé được đạt ở ngục Đông Môn ngay cạnh cửa Đồng Thành.

Đúng giờ Tý, quan Phủ doãn được hai quan huyện Thọ Xương và Quảng Đức tháp tùng đến đàn tế làm lễ lần thứ nhất.
Tế xong, trâu và Mang thần lại được rước về đền Bạch Mã bên sông Tô để tế tuần thứ hai.
 
Sau khi tế xong tuần thứ hai, Mang Thần được chôn ở bờ sông còn tượng trâu được rước vào trình nhà vua tại sân Đan Trì.
Tại đây bách quan áo mão cân đai rực rỡ, đứng xếp hàng theo ngôi thứ. Vua thì ngự ở chính điện. Vua xuống ngai làm lễ. Các quan tuần tự lễ vua và đem cất các kiệu rước trâu vào trong kho của bộ.

Trâu đất được đưa về cửa Đông. Tại đây, trâu được phá ra, lấy một miếng thủ, một miếng chân, một khấu đuôi và cùng 300 con trâu bé dâng lên vua. Vua đem phân phát cho các quan dự tế và các đền miếu ở Kinh thành. Còn lại 1.000 con trâu bé thì được tiến sang phủ Chúa Trịnh. Chúa cũng sai đem chia cho các đơn vị quân đội.

Lễ hội Tịch Điền

Con trâu trong lễ hội - 2

Lễ hội Tịch Điền ở Duy Tiên, Hà Nam có nguồn gốc lâu đời, được tổ chức từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng hàng năm.
 
Theo tích cũ, lễ hội này là do vua Thần Nông (cụ nội của vua Hùng) khai mở, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vào đầu xuân, vua sẽ thân chinh là lễ tế Thần nông và cày ruộng tịch điền. Có một khu ruộng riêng để làm nghi lễ này.
 
Trâu cày ruộng tịch điền phải là trâu đực, nuôi theo chế độ riêng. Ngày làm lễ Tịch Điền, vua sẽ đích thân cày ruộng và đường cày có tính tượng trưng cho một năm mùa vụ tốt tươi.
 
Ngày nay, lễ hội này vẫn được tái hiện lại nhằm khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp. Các nghi lễ truyền thống và trò chơi dân gian được giữ nguyên, trong đó, nổi bật là hội thi vẽ trâu. Hàng chục chú trâu được khoác trên mình những hình vẽ ngộ nghĩnh, đặc sắc từ ngày mùng 6 Tết thu hút rất nhiều sự chú ý của người dân và cả du khách.

Tết trâu

Con trâu trong lễ hội - 3

Tết trâu được làm ở một số vùng nông thôn nước ta như Hoằng Hóa, Nga Sơn (Thanh Hóa), Vĩnh Linh (Quảng Trị).

Trước Tết vài hôm, người ta tìm cỏ ngon, rơm được nắng để thưởng cho trâu ngày Tết. Chiều 30 Tết, trâu được tắm sạch sẽ, chuồng dọn sạch sẽ, máng chuẩn bị đầy cỏ voi, bắp cây, rơm... - những món trâu thích ăn.

Sáng mùng 1 Tết, trâu được dán một lá bùa trước trán để trừ tà yếm quái, xua đuổi vận hạn năm cũ. Một chiếc bàn con được đặt trước chuồng trâu với đồ lễ như bánh trưng bánh tét, gà, rượu... Gia chủ ăn mặc lịch sự, khấn nguyện trước chuồng trâu để cầu bình an, sức khỏe, trâu ăn tốt, cày khỏe. Sau khi cúng "Thần trâu", đồ lễ sẽ được đút cho trâu ăn. Ngoài ra, người ta cũng chọn một ngành tốt lành để dắt trâu đi dạo thưởng xuân và ướm vai cày cho trâu để lấy may.

Lễ hội chọi trâu

Con trâu trong lễ hội - 4

Nhắc đến con trâu trong lễ hội, không thể không nhắc đến lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng).

Dù ai đi đâu về đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về. 
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi Trâu
 
Lễ hội được tổ chức vào ngày 9/8 âm lịch. Đây là một lễ hội truyền thống của người dân Đồ Sơn để tạ ơn Thần Biển, tưởng nhớ công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh", khẳng định tinh thần đoàn kết, duy trì ý thực cộng đồng.
 
Những con trâu khỏe mạnh được chọi với nhau để tìm ra con chiến thắng. Con trâu chiến thắng này được dùng để cúng thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa. 
 
Người ta quan niệm rằng, nếu trâu làng nào năm đó chiến thắng thì cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mọi người bình yên trong hành trình đi biển. Người dân Đồ Sơn cũng tin rằng nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội, sẽ gặp nhiều điều may mắn và tốt lành.
Trên đây là một số chia sẻ của Gold Việt và con trâu trong lễ hội. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết thêm về các lễ hội truyền thống ở Việt Nam cũng như vai trò, giá trị của trâu đối với cuộc sống của người Việt.
Tuyển tập những bài thơ tình Thuyền và Biển thật hay, lãng mạn với nhiều tâm trạng & cảm xúc.
Truyền thuyết về nữ thần Rắn Medusa
Tuyển Tập Những Bài Thơ Hay Về Cố Nhân Xưa
Thuận buồm xuôi gió có nghĩa là gì ?
Mô hình Thuyền buồm phong thủy - Tài lộc may mắn bình an
Tranh hoa sen phong thủy là gì ? Hướng dẫn cách treo tranh hoa sen hợp phong thủy
Ý nghĩa cây lúa trong phong thủy - Hình tượng may mắn tài lộc
Cây Kim Ngân phong thủy mạ vàng - Biểu tượng phú quý