Banner tin tức
Truyền thuyết Long sinh cửu tử - 9 Đứa con của Rồng
07/05/2023
831 lượt xem

Truyền thuyết về loài Rồng trong thần thoại 

Rồng là một sinh vật xuất hiện trong cả thần thoại phương Đông và phương Tây, nhưng hoàn toàn khác nhau về ngoại hình. Rồng Đông phương có mào, cựa gà, thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá, dù không có cánh nhưng có thể tự do bay lượn. Trong khi loài Rồng Tây phương có hình tượng phổ biến là một loài bò sát có vảy, cánh, đuôi dài, có khả năng phun lửa. Theo truyền thuyết, Rồng Tây phương đến từ địa ngục. Các nước Châu Á coi Rồng là sinh vật thần thánh và mang lại cát tường (may mắn) trong khi các nước Châu Âu lại coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung tàn.
Rồng Đông phương là sinh vật bí ẩn nhất trong 12 con giáp và đứng đầu trong tứ linh (Long – Lân – Quy – Phụng). Trong kinh Phật, Rồng là một Thần hộ Pháp trong tám bộ Thiên Long. Con người luôn tôn thờ Long tộc và chỉ có Hoàng đế (vua) mới được sử dụng hình ảnh Rồng làm biểu trưng cho quyền lực cũng như thân phận cao quý của họ.
Rồng cơ bản có 4 loại (còn có nhiều loại khác), mang 4 sức mạnh của thiên nhiên là 4 nguyên tố (Tứ Đại) tạo nên vũ trụ: Đất, Nước, Lửa và Gió. Từ bốn loại chính này mà người ta truyền tụng ra nhiều loại rồng khác nhau

Long Sinh Cửu Tử

Long sinh cửu tử là một truyền thuyết trong thần thoại Trung Quốc. Người Trung Hoa xưa cho rằng loài rồng là giống loài đa tình, và có thể cũng lẽ đó Long Vương giao hợp với nhiều chủng loại thần thú hay yêu thú mà sinh ra các chủng tử biến dị không hoàn toàn giống như Rồng nhưng vẫn mang uy của loài rồng, và được biết đến nhiều nhất là chín đứa con biến dị của Rồng. Có nhiều dị bản khác nhau về câu chuyện này, các dị bản khác nhau cả về tên và các mô tả về chín người con của rồng, nhưng đều nói rằng rồng có chín người con.
Xem thêm : quà tặng mạ vàng

Tuy câu nói “Long Sinh Cửu Tử” đã được truyền miệng trong dân gian ở Trung Quốc từ rất lâu nhưng không ai kể ra được chính xác 9 người con của rồng là những con nào. Số 9 được lựa chọn đơn giản vì đó là con số thiêng liêng, thể hiện cho sự trường tồn, uy quyền, chỉ dành riêng cho hoàng tộc.

 
Truyền thuyết về những đứa con của rồng được nhắc đến trong nhiều cổ thư của Trung Hoa như Chiến quốc sách, Sử ký, Hoài Lộc Đường Tập, Thục Viên Tạp Ký,… Theo đó, những đứa con của rồng bao gồm:

Tù ngưu

Tù Ngưu là con cả của Rồng (có nơi nói con cả là Bí Hí, con này sẽ nhắc đến sau), hình dạng gần như giống hệt Rồng nhưng nhỏ hơn, trên đầu mang sừng Kì Lần, vảy vàng. Tù Ngưu có tính ham mê âm nhạc, lại còn có khiếu, vì thế nó hay ngự trên đầu cây đàn để thưởng thức âm nhạc. Người xưa từ đó mà chạm khắc hình Tù Ngưu để trang trí cho những cây đàn của mình, một vì làm đẹp, một vì muốn tiếng đàn phát ra âm thanh du dương cuốn hút được cả trời xanh.

Nhai Xế

Trong Thăng Am Ngoại Tập, Dương Thận có viết Nhai Xế trông như con chó sói có sừng rồng, hai sừng mọc dài về phía sau, ánh mắt hung tợn, chỉ ham sát sinh, xông pha chiến trường. Vì vậy trong dân gian, người ta thường khắc hình Nhai Xế ở chuôi gươm mồm ngậm lấy lươi gươm, hoặc ở cán đạo, cán côn, lưỡi rìu,… Tất nhiên mục đích ngoài đẹp thì còn để tăng khí thế, “gây thêm sát thương” (tinh thần là chính :v) khi lâm trận.
Có một câu chuyện thế này. Vào khoảng thời gian cuối thời nhà Thương, Văn Vương – thủ lĩnh bộ tộc Chu bấy giờ – vốn luôn bị mất ngủ cả ngày lần đêm để lo việc dân việc nước. Một hôm, ông nằm ngủ mơ thấy một vị thần Rồng kì lạ. Là một người giỏi bói toán, ông tự xem bói cho mình và biết được giấc mơ muốn báo rằng: “Phía đông Tây Kỳ (ở Thiềm Tây) có người tài có thể giúp đỡ”. Ông lên đường về hướng Tây chưa được bao xa thì gặp một “người” quái lạ bên cạnh một tảng đá to ở bờ sông. “Người” này mặt giống sói, người thì giống báo, trên người đeo thanh gươm bạc, mặc bộ áo rách nát bên trong một bộ giáp kim loại, phong thái oai phong lẫm liệt cảm tưởng có thể nuốt chửng cả mặt trăng, đủ sức ôm trọn mặt trời. Đây không ai khác chính là một trong những người con của Rồng – Nhai Xế. Thực như giấc mơ báo, Nhai Xế đã chỉ giúp Chu Văn Vương gỡ nhiều nút thắt đau đầu lúc bấy giờ. Đặc biệt còn nhắc Văn Vương đi dọc dòng sông sẽ gặp được một người tên Khương Thượng, hay còn gọi là Khương Tử Nha. Người mà này sau này đã giúp Chu Văn Vương hay cả con ông là Chu Vũ Vương chiến thắng nhà Trụ, khởi đầu cho nhà Chu. Sau này Khương Thượng được phong làm vua Tề ở đất Doanh Khâu, khi biết Nhai Xế bay đi mà không lời từ biệt, ông liền sai những người thợ rèn khéo léo nhất của mình đúc hình đầu Nhai Xế ở cuối các chuôi kiếm chuôi gươm giống như đang nuốt lưỡi kiếm lưỡi gươm đó, rồi cứ thế trở thành một truyền thống truyền từ đời này sang đời khác…

Trào Phong

Trào phong là loài bình sinh thích sự nguy hiểm, loài thú chạy ở góc mái cung điện là hình ảnh của nó. Nó không chỉ thích sự nguy hiểm mà còn thích nhìn ra xa, nên thường chọn chỗ cao, cheo leo như đầu cột, góc mái của ngôi nhà, điểm cao một số công trình kiến trúc… làm chỗ leo trèo hoặc đứng nhìn. Vì thế, nó thường được chạm khắc ở những vị trí ấy với ngụ ý chống hoả hoạn và răn đuổi yêu ma.
 
Ngoài ra, hình tượng Trào phong trên góc mái còn tượng trưng cho điều tốt lành, may mắn, tạo giá trị trang trí đẹp mắt và uy nghi, vì thế chỉ các cung điện của hoàng gia mới được phép tạc hình Trào Phong trên nóc.

Bồ Lao

Bồ Lao xuất hiện trong văn chương Trung Quốc từ thời nhà Đường. Học giả thời Đường là Lý Thiện (630-689), trong lời bình tác phẩm Đông Đô Phú của Ban Cố (32-92), đã viết: “Giữa biển có cá lớn gọi là cá kình, trên bờ biển lại có loài thú gọi là Bồ Lao. Bồ Lao vốn rất sợ cá kình. Khi cá kình tấn công Bồ Lao thì [Bồ Lao] kêu rất to. Vì thế muốn làm chuông kêu to thì người ta đặt Bồ Lao ở trên đỉnh chuông và chày đánh chuông được chạm hình cá kình”.
Trong thời nhà Minh, Bồ Lao (với tên gọi khi đó là Đồ Lao) đã xuất hiện trong danh sách các linh vật có ảnh hưởng xuất hiện trong kiến trúc và mỹ thuật ứng dụng, được Lục Dung (1436-1494) biên soạn trong tác phẩm Thục Viên Tạp Ký: “Đồ lao hình dáng giống như rồng, nhưng nhỏ, bản tính thích kêu rống, có thần lực, vì thế treo ở trên chuông”.

Toan Nghê

Nghê hay hay Toan Nghê, Ông Nghê là một loài linh vật có từ ngàn xưa trong văn hóa dân tộc Việt Nam ta với hình dáng thân chó, đầu kỳ lân và móng vuốt sắc nhọn. Nghê thường được đặt ở cổng đình chùa, đền, miếu, cổng làng và đôi khi là cả cổng nhà của các hộ gia đình khá giả với ý nghĩa bảo vệ dân làng, gia chủ khỏi những kẻ gian, tà ma, ác quỷ.
Sở dĩ nghê mang đặc trưng của người Việt vì nó được hình tượng lên từ hình tượng loài chó, đây là loài vật rất thân thuộc với người nông dân Việt Nam kia xưa, hầu như mỗi nhà ít nhất cũng sẽ nuôi một con để canh giữ nhà cửa.

Nguồn gốc hình tượng con Nghê Việt

Nghê có nguồn gốc là Kỳ Lân ( dựa trên hình tượng loài Sư Tử) được du nhập từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam khi xưa, nhưng sau khi đến Việt Nam thì đân ta đã Việt Hóa thành linh thú Nghê với hình dáng dựa trên loài chó như ngày nay, nghê là linh vật sánh ngang với Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) trong thần thoại.
 
Con nghê Việt mang hơi hửng của Ấn Độ giáo nên so về tương đồng thì sẽ giống với linh vật sư tử của Lào và Thái nhưng với sư tử Trung Quốc thì khác khác xa. Sư tử Trung Quốc theo hướng mãnh thú, dã thú; nghê thì có yếu tố linh thú, có sự linh thiêng. Nghê không chỉ phổ biến ở các làng quê đồng bằng bắc bộ mà còn được gặp nhiều ở quần thể kiến trúc cung đình Huế.

Bá Hạ

Còn được gọi là Bí Hí hay Thạch Long Quy, hình dáng như con rùa, đầu rồng, khỏe mạnh vô song, thần lực kinh hồn, thích cõng vật nặng trên lưng, có thể cõng cả trái núi một cách nhẹ nhàng. Truyền thuyết kể rằng, thuở xa xưa, Bá Hạ thường cõng Tam sơn Ngũ nhạc trên lưng, đi đến đâu thì đều gây gió to sóng lớn, (“Tam Sơn” và “Ngũ Nhạc” theo truyền thuyết đều là những ngọn núi lớn, nơi ở của thần tiên). Hạ Vũ hàng phục Bá Hạ, dùng nó phụ giúp cho việc trị thủy của mình. Việc trị thủy xong, sợ nó lại đi lung tung gây họa, Hạ Vũ bèn làm một cái bia đá cực lớn ghi công trạng của nó, cho nó cõng. Tấm bia quá nặng khiến Bá Hạ không đi đâu được nữa. Về sau, người ta thường dùng nó làm vật trang trí chân cột, chân bia đá biểu thị ý nghĩa muốn cột và bia ấy luôn vững chắc, đồng thời cũng tượng trưng cho sự trường thọ, cát tường.

Bệ ngạn

Bệ Ngạn là đứa con thứ 7 của Long Vương. Thời phong kiến, người ta thường chạm khắc hoặc vẽ hình Bệ Ngạn ở những nơi như công đường, nha môn,… với hi vọng hình dạng dữ dằn giống hổ, răng nanh dài sắc và cặp mắt đầy uy nhiêm của linh vật này răn đe được tội nhân. Bên cạnh đó, Bệ Ngạn vốn yêu thích sự công bằng, lý lẽ, lại rất trượng nghĩa nên nó càng thích hợp để xuất hiện chốn xét xử, phán án.

Phụ Hí

Nó có hình dáng như rồng, dáng vẻ thanh nhã, thường nằm cuộn mình trên bia đá. Tương truyền, nó rất thích vẻ đẹp của chữ khắc trên các văn bia, nên thường cuộn mình trên đó mà ngắm nghía. Vì vậy, khi trang trí bia đá, người ta thường khắc một đôi Phụ hí cân đối phía trên trán bia.

Si Vẫn

Còn được gọi là Si Vĩ, mình cá đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn. Nó vốn lấy ý tưởng từ thủy quái Makara trong văn hóa Ấn Độ có hình đầu thú (đầu voi hoặc đầu cá sấu…), phần sau là đuôi cá. Makara là vật cưỡi của Ganga – chúa tể sông Hằng. Sau này, người Trung Hoa đưa linh vật của Ấn Độ này vào văn hóa cung đình bằng việc đắp hình trên các nóc điện, coi đó như vị thần trừ hỏa hoạn.
Ngoài danh sách “Long sinh cửu tử” của Lý Đông Dương kể trên còn có phiên bản của người cùng thời là Dương Thận, trong đó không có Tù Ngưu, Nhai Xế, Trào Phong, mà thay bằng Thao Thiết, Tỳ Hưu, Tiêu Đồ. Ngoài ra, còn một số học giả khác trong thời kỳ này và sau thời kỳ đó cũng đưa ra những phiên bản “Long sinh cửu tử” khác nhau. Dù sao “Long sinh cửu tử” cũng bắt nguồn từ văn hóa dân gian truyền miệng nên vốn dĩ rất khó có căn cứ để xác định đâu là bản chuẩn xác nhất.
Một số sinh vật cũng được coi là con của rồng trong các phiên bản ‘Long sinh cửu tử” khác

Tý Hưu

Tỳ Hưu: loài thú đầu rồng thân sư tử, trên lưng có cánh nhưng không bao giờ xòe ra. Tỳ Hưu lại được chia ra làm 2 loại: Thiên Lộc và Tịch Tà. Thiên Lộc dáng vẻ uy vũ, bệ vệ. Không có hậu môn, chỉ ăn vào mà không thải ra, vì thế người kinh doanh thường để tượng Tỳ Hưu trong nhà để cầu cho tiền tài của cải chỉ có vào mà không có ra. Trong khi đó, Tịch Tà lại có một sừng trên đầu, tính tình hung dữ, chuyên săn đuổi ăn thịt yêu ma nên gia chủ thường để tượng loài này trong nhà nhằm xua đuổi điềm xấu.

Giật cô hồn là gì mà trẻ nhỏ lại thích thú trong tháng này vậy?
Lễ Vu Lan là gì ? Ý nghĩa Vu Lan báo hiếu ?
Hướng dẫn tổ chức tiệc tân gia sang trọng và ý nghĩa
Tuyển tập những bài thơ tình Thuyền và Biển thật hay, lãng mạn với nhiều tâm trạng & cảm xúc.
Truyền thuyết về nữ thần Rắn Medusa
Tuyển Tập Những Bài Thơ Hay Về Cố Nhân Xưa
Thuận buồm xuôi gió có nghĩa là gì ?
Mô hình Thuyền buồm phong thủy - Tài lộc may mắn bình an