Đôi nét về văn hóa Đông Sơn
Nền văn hóa Đông Sơn được cho là cơ sở vật chất cho việc hình thành nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Nó có vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam cũng như cho sự hình thành của bản sắc văn hóa Việt cổ. Trong bài viết này, Gold Việt muốn chia sẻ với bạn đôi nét về văn hóa Đông Sơn - một trong những nền văn minh rực rỡ nhất của người Việt cổ, để chúng ta hiểu hơn về các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc.
Văn hóa Đông Sơn
(Ảnh: Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Văn hóa Đông Sơn, cùng với Óc Eo, Sa Huỳnh tạo thành "tam giác văn hóa" của người Việt. Đây được coi là nền tảng để văn hóa Việt có thể vừa giao lưu với các nền văn hóa khác mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
Văn hóa Đông Sơn thuộc khu vực nào của nước ta?
Dựa trên các di tích và di vật Đông Sơn được tìm thấy, các chuyên gia nghiên cứu cho rằng nền văn hóa Đông Sơn tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ với trung tâm khu vực là đền Hùng. Tuy nhiên, vẫn có những di vật văn hóa Đông Sơn được phát hiện ở các tỉnh miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên (Việt Nam) và một số nước thuộc Đông Nam Á.
Nền văn hóa đồ đồng
Nền văn hóa Đông Sơn chứng kiến sự thay đổi từ nền văn hóa đồ đá sang nền văn hóa đồ đồng. Điều này chứng tỏ trình độ luyện kim đồng ở thời kỳ này đã đạt đến trình độ kỹ thuật cao, sản xuất được sản phẩm phong phú, đa dạng.
Rất nhiều bằng chứng về việc đúc đồng được tìm thấy, từ khuôn đúc từ cát, đất nung cho tới những quả cân để cân đo tỷ lệ hợp kim trong đúc đồng. Đặc biệt, hơn 90% các hiện vật được tìm thấy là đồ đồng, từ trống đồng, vũ khí, trang sức cho tới đồ dùng sinh hoạt...đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân trong thời kỳ này.
Trống đồng Đông Sơn
Có thể nói trống đồng Đông Sơn là đại diện tiêu biểu nhất của nền văn hóa này còn tồn tại đến ngày nay. Trống đồng Đông Sơn được coi như một kiệt tác trong thời đại đồ đồng. Nó không chỉ có ý nghĩa về kỹ thuật luyện kim đồng, cũng không chỉ là một nhạc cụ mà nó còn chứa đựng tư duy triết học.
Hoa văn trên trống đồng thể hiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, niềm tin, tín ngưỡng mà người dân Việt cổ tin thờ. Hình dáng của trống cũng tuân thủ yếu tố cân đối mẫu mực, tạo nên mức độ hài hòa tuyệt đối. Đến tận ngày nay, việc giải nghĩa hoa văn trên mặt trống đồng vẫn luôn được quan tâm, bởi họ hy vọng sẽ nhìn thấy được thêm nhiều điều về nền văn hóa Đông Sơn được khắc họa trên mặt trống.
Trống đồng Đông Sơn có nhiều loại, với niên đại, kiểu dáng, phong cách trang trí khác nhau: trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ, trống đồng Cổ Loa, trống đồng Sông Đà...Trong đó thì trống đồng Ngọc Lũ là loại trống đồng có niên đại cao nhất và mang nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa, tinh thần.
Cho đến tận bây giờ, như Trống Đồng vẫn có vị trí nhất định trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. Rất nhiều sản phẩm được xây dựng trên hình mẫu trống đồng để làm đồ lưu niệm, quà tặng để truyền bá văn hóa của người Việt ra với thế giới hay cầu mong những giá trị phong thủy tốt đẹp. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm một món quà truyền thống, ý nghĩa, có giá trị trường tồn, hãy tham khảo ngay các mẫu quà tặng cao cấp của Gold Việt hoặc để chúng tôi tư vấn trực tiếp cho bạn!
Trên đây là những chia sẻ của Gold Việt về một số nét văn hóa Đông Sơn tiêu biểu. Có thể thấy rằng, sự bảo lưu truyền thống văn hóa Đông Sơn chứng minh sức sống mạnh mẽ của nền văn hóa Việt Nam, đây là cơ sở để chúng ta có thể tự tin giao lưu với các nền văn hóa khác mà không sợ bị đồng hóa. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về những điểm nổi bật của nền văn hóa Đông Sơn.