Banner tin tức
Chuột trong văn hóa | Những câu nói hay về chuột
17/10/2019
6.685 lượt xem
Chuột là loài vật gắn liền với nền văn minh lúa nước của Việt Nam. Con vật này cũng là nguồn cảm hứng của nhiều tác phẩm văn hóa - nghệ thuật dân gian thú vị còn tồn tại đến ngày nay. Cùng tìm hiểu về chuột trong văn hóa và những câu nói hay về chuột trong bài viết dưới đây các bạn nhé
 
Chuột trong văn hóa
 
Chuột luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta, bao gồm cả cuộc sống thực và trong văn hóa tinh thần. Nếu như trong cuộc sống, chuột được biết đến là một loài vật đáng ghét, phá hoại thì trong văn hóa, nó lại được tin tưởng giao cho trọng trách khá năng nề, đó chính là nói lên những điều khó nói. Người ta sử dụng hình ảnh của chuột để thể hiện những điều không thể nói trực tiếp, để truyền đạt những thông điệp ý nghĩa một cách rất "thấm" - ý nhị sâu xa mà không kém phần hóm hỉnh hài hước.

Thành ngữ, tục ngữ, câu nói hay về chuột

  • Sát nhất miêu cứu vạn thử (Giết một con mèo, cứu vạn con chuột) - đây là một câu nói rất hay có nguồn gốc từ Trung Quốc có hàm ý là trừ khử được một tên đầu não, chuyên gieo rắc cái chết thì sẽ cứu được nhiều mạng người. Ví dụ như xử lý một kẻ tham quan sẽ cứu được nhiều người dân.

  • Chuột gặm chân mèo: Câu nói chỉ việc làm liều lĩnh, nguy hiểm

  • Cháy nhà mới ra mặt chuột: Câu nói này ý chỉ khi xảy ra biến cố mới phát hiện ra kẻ phá hoại, kẻ giả nhân giả nghĩa bộc lộc bộ mặt thật khi có biến cố xảy ra.

  • Chuột sa chĩnh gạo -  Thành ngữ chỉ việc may mắn ở đời, gặp được điều tốt đẹp một cách tình cờ, ngẫu nhiên như khi chuột sa vào chĩnh đựng gạo, tha hồ ăn mà không phải vất vả tìm kiếm thức ăn. (xem thêm: tượng chuột phong thủy )

  • Chuột bầy đào không nên lỗ - Câu này có ý nghĩa tương tự như "Cha chung không ai khóc", ý chỉ công việc chung bị bỏ mặc, không ai quan tâm (Vô trách nhiệm với những công việc chung).

  • Mèo khen mèo dài đuôi/ Chuột khen chuột nhỏ dễ chui, dễ trèo: Chê trách những người tự cao tự đại, quá tự hào về bản thân.

  • Chuột chù chê khỉ răng hôi / Khỉ toét miệng cười: “cả họ mày thơm” - Câu ca dao ý chỉ những người không biết điểm xấu của mình lại đi bới móc người khác.

    Chuột trong văn hóa 1

  • Chim chích mà đậu cành sòi / Chuột chù trong ống đòi soi gương Tàu - Câu ca dao chê trách những người không biết mình là ai, đòi hỏi những điều không xứng đáng được hưởng.

  • Bày đường chuột chạy: Chỉ những kẻ bày cách cho kẻ xấu thoát thân, không bị trừng phạt vì những lỗi lầm đã gây ra.

  • Chuột chù đeo đạc: chế giễu kẻ xấu xa tỏ ra tốt đẹp, lên mặt dạy đời

  • Lù rù như chuột chù phải khói: Chuột vốn được biết đến là loài nhanh nhẹn, tinh ranh. Thế nhưng khi hít phải khói thì cũng trở nên chậm chạp. Câu nói này dùng để chỉ những người kém tinh nhanh, chậm chạp, đờ đẫn.

  • Ném chuột vỡ chum: Chỉ hành động gây ra tổn thất lớn hơn kết quả đạt được.

  • Thì thụt như chuột ngày: Chuột thường hoạt động về đêm, vào ban ngày thì trốn lủi. Vì vậy, câu nói này ý chỉ những việc làm lén lút, ám muội, thiếu đứng đắn.

  • Chuột chạy hở đuôi: Câu thành ngữ có ý nghĩa chỉ việc bại lộ một phần bí mật.

  • Chuột chạy cùng sào: Sào ở đây có nghĩa là sào ruộng. Câu này có hàm ý chỉ những người đi đến bước đường cùng, khó lòng mà xoay xở được.

Chuột trong tranh vẽ dân gian

Chuột trong văn hóa - 2

Không chỉ xuất hiện trong thơ ca, hình ảnh chuột còn là nguồn cảm hứng trong các tác phẩm nghệ thuật dân gian khác, tiêu biểu là tranh Đông Hồ. Trong đó, không thể không kể đến một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của dòng tranh dân gian Đông Hồ - Đám cưới chuột
 
Đám cưới chuột là bức tranh có lịch sử hơn 500 năm trước. Các nghệ sĩ đã nhân cách hóa con chuột, biến nó trở thành con người trong một đám cưới rình rang, có đủ kèn, trống và các loại lễ vật. Trong đám cưới như vậy, những con chuột vẫn không quên chuẩn bị cá, chim để hối lộ cho mèo, để đám cưới được suôn sẻ.
 
Bức tranh vừa hài hước dí dỏm lại mang ý nghĩa sâu sắc về quan hệ của tầng lớp nông dân - thống trị trong xã hội cũ, tiêu biểu cho mối quan hệ ỷ mạnh hiếp yếu. Người ta mượn hình ảnh chuột để châm biếm chua cay, hài hước về một tệ nạn mà xã hội cần lên án và loại bỏ.
 
Trong một bộ tranh tết làng Hồ, có người nghệ sĩ dân gian đã vẽ hình ảnh chú chuột ngồi trên kiệu với quạt tán, lọng xanh, được khiêng bởi một đàn chuột, với tấm biển “Ân tứ vinh quy”. Bức tranh là lời châm biếm cho chế độ khoa cử thời đó (Bởi các vị đỗ Hương thời đó có danh xưng là ông Cống - đồng âm với chuột Cống)
 
Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, chuột là nguồn cảm hứng vô tận cho các tác phẩm thơ, ca, tranh vẽ...Hy vọng những câu nói hay về chuột và hình ảnh những chú chuột trong tục ngữ, ca dao, thơ văn được chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về chuột trong văn hóa và học được nhiều điều quý giá trong cuộc sống.
 
Giật cô hồn là gì mà trẻ nhỏ lại thích thú trong tháng này vậy?
Lễ Vu Lan là gì ? Ý nghĩa Vu Lan báo hiếu ?
Hướng dẫn tổ chức tiệc tân gia sang trọng và ý nghĩa
Tuyển tập những bài thơ tình Thuyền và Biển thật hay, lãng mạn với nhiều tâm trạng & cảm xúc.
Truyền thuyết về nữ thần Rắn Medusa
Tuyển Tập Những Bài Thơ Hay Về Cố Nhân Xưa
Thuận buồm xuôi gió có nghĩa là gì ?
Mô hình Thuyền buồm phong thủy - Tài lộc may mắn bình an