Nguồn gốc mà ý nghĩa của ngày lễ vu lan báo hiếu cha mẹ - Rằm tháng 7 âm lịch
Ngày lễ vu lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch đó là ngày mà con cái luôn nhớ về cha mẹ.Trong bài viết này hãy cùng Gold Việt tìm hiểu về ngày lễ truyền thống này nhé
Ngày lễ báo hiếu cha mẹ là ngày nào trong năm nay 2020?
Trong văn hóa dân tộc "uống nước nhớ nguồn" là đạo lý truyền thống được giữ gìn hàng ngàn năm.Thì ngày lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày dành cho những Phật Tử mà còn là mùa báo ân báo hiếu của tất cả những người con dành cho cha mẹ mình những đứng sinh thành vĩ nhân của cuộc đời mỗi con người thể hiện tấm lòng thờ mẹ kính cha mang đậm nét nhân văn làm tô điểm đậm nét đạo lý đền áp đáp lễ.Đây là dịp để mỗi người chúng ta nhớ về cội nguồn
Ngày lễ vu lan báo hiếu hàng năm rơi vào ngày rằm tháng 7 âm lịch.Như vậy lễ Vu Lan năm 2020 sẽ là ngày thứ 4 ngày mùng 2 tháng 9 dương lịch (15/7 âm lịch)
Nguồn gốc của ngày lễ vu lan báo hiếu
Theo truyền cổ xưa có một người đàn ông tên là La Bộc đã đi theo Đức Phật.Sau khi tu hành đắc đạo ngài đã trở thành vị Bồ Tát Mục Kiền Liên nhưng có một điều không may mắn đã đến với ngài.Người mẹ kính yêu của ngày đã qua đời nên Mục Kiền Liên ngày đêm buồn rầu thương nhớ.Vì muốn biết mẹ mình ra sao nên ngài đã dùng phép thần thông của mình tìm kiếm khắp bốn phương và thấy mẹ của mình ở trong "cõi quỷ".Bà bị hành hạ đau đớn khổ cực vì khi xưa bà đã gây rất nhiều tội lỗi.Thấy cảnh tượng đó Mục Kiền Liên liền đi vào "cõi quỷ" và đưa bát cơm cho mẹ mình nhưng bà lại không ăn được
Ông liền về hỏi Đức Phật.Nghe vậy, Đức phật dạy rằng, cho dù tài phép giỏi thế nào Mục Kiền Liên cũng không thể cứu được mẹ mình, chỉ còn một cách là hợp lại sức của mọi người.Rồi sau đó ngài thuyết kinh Vu Lan khuyên tới rằm tháng 7.Mục Kiền Liên sắm sửa đồ cúng cùng mọi người thành tâm cuối cùng cùng cứu được mẹ và kể từ đó lễ Vu Lan đã ra đời
Ý nghĩa của ngày vu lan báo hiếu
Hằng năm đến mùa Vu Lan vào ngày Rằm tháng 7 trọng đại mọi người lại cùng nhau bày tỏ tình cảm lòng biết ơn đối với cha mẹ,ông bà và tổ tiên.Ơn sinh thành ơn dưỡng dục vô cùng to lớn tần tảo suốt cuộc đời để nuôi dạy con lên người.Theo Phật thì Trong tứ "ân" thì ơn sinh thành có đạo hạnh đứng đầu đó là Ân Cha Mẹ,Ân Bạn Thầy,Ân Quốc Gia Xã Hội và Ân Tam Bảo
Nguồn gốc về nghi thức " Bông Hoa Hồng Cài Áo"
"Bông hồng cài áo" là tên đoạn văn viết về mẹ của Thích Nhất Hạnh và cũng là tên một ca khúc do nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác trong thập niên 1960, lấy ý từ bài viết trên.
Trong chuyến công tác tại Nhật Bản của mình.Thiền sư thấy lạ khi người Nhật thành kính gài tặng ông một chiếc bông hoa hồng trên ngựa áo.Sau khi tìm hiểu kỹ về việc này Thiền sư mới biết được ý nghĩa cao đẹp của nó.Chính vì vậy ông đã chọn hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan làm biểu tượng báo hiếu của nhà phật và ấn phẩm "Bông hồng cài áo" được công bố vào năm 1962
Nghi thức " Bông Hồng Cài Áo" được tổ chức trong ngày lễ Vu Lan tại các ngôi chùa ở Việt Nam vào ngày rằm tháng 7 hàng năm để tưởng nhớ tới những mẹ đã khuất và để vinh danh những bà mẹ còn đang sống với con cháu.Trong nghi thức đó hoa hồng gài lên ngực áo có 2 loại.Màu trắng được đeo trên ngực của những người không còn mẹ trên thế gian còn màu đỏ dành cho những người vẫn còn cha mẹ.Để luôn khắc sâu ơn nghĩa của đấng sinh thành nhắc nhở mỗi chúng ta luôn phụng dưỡng báo hiếu cha mẹ khi cha mẹ còn đang sống và luôn tưởng nhớ về cha mẹ khi cha mẹ đã không còn thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" truyền thống của dân tộc ta
Đây là một nghi thức thật nhiều ý nghĩa và hiệu quả trong việc giáo dục đại chúng về lòng hiếu thảo và tình người.Nghi thức Bông hồng cài áo đó được giới thiệu đến người Việt từ một cuốn sách cùng tên của thày Nhất Hạnh được viết vào tháng 8, 1962 và sau đó, được phổ thông hóa nhờ bản nhạc, cũng cùng tên cùa nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ.
Nét đẹp văn hóa của ngày lễ vu lan trong truyền thống người Việt
Truyền thống văn hóa từ xưa nay thì lễ Vu Lan trở thành một nét văn hóa có giá trị nhân văn to lớn trong xã hội là tiền đề phát triển duy trì củng cố đạo đức trong gia đình với chữ "hiếu"làm gốc để mỗi chúng ta thấu hiểu được đạo làm con.Đó chính là căn nguyên trong đạo đức lối sống làm người để con người luôn hướng thiện và phát triển làm cho xã hội trở lên tươi đẹp hơn
Chính vì vậy,Mùa Vu Lan đến là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến ông bà cha mẹ bậc sinh thành đã sinh ra và nuôi dạy chúng ta.Dù cách thể hiện tình cảm như thế nào cho dù chúng ta có đi đâu thì vẫn luôn nhớ về cha mẹ cầu chúc cho cha mẹ luôn mạnh khỏe.Nên dành thời gian ngồi lại với gia đình cùng ăn bữa cơm thân mật với cha mẹ hoặc đưa cha mẹ đi du lịch hay dành tặng cho cha mẹ những món quà ý nghĩa.Quan trọng nhất là mỗi chúng ta cần sống tốt cần trưởng thành đó là niềm vui lớn nhất dành cho đấng sinh thành
Dương Tiệp/Gold Việt